Quy trình làm cổng nhôm đúc kết hợp máy CNC đục gỗ Đông Phương

Xin chào quý khách hàng. Hình ảnh những ngôi nhà, biệt thư với bộ cổng nhôm đúc uy nghi đã không còn xa lạ. Được làm trên chất liệu hợp kim nhôm, với đặc tính vượt trội thể hiện rõ được độ bền bỉ bằng khả năng không bị oxi hóa, không bị han gỉ như một số kim loại khác như sắt, theo. Tính thẩm mỹ cao, có thể thiết kế đa dạng hình dáng là ưu điểm lớn giúp công nhôm đúc được nhiều gia chủ lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Vậy, để sản xuất được một bộ cổng nhôm đúc cần những công đoạn nào? Khách hàng theo dõi video này nhé.

Trước đây, để đục khuôn mẫu người thợ đục tay phải mấy vài ngày đến tuần mới cho ra được 1 khuôn mẫu công. Thì giờ đây nhờ việc kết hợp máy CNC đục gỗ chỉ cần mất từ 1-2 ngày có thể tạo ra một mẫu khuôn đẹp, đa dạng.  Để tạo ra bộ cổng nhôm đúc đẹp, ta cần trải qua những công đoạn như sau:

Bước 1: Tạo file mẫu CNC

Để đục được khuôn mẫu bằng máy CNC đục gỗ ta cần có 1 file mẫu CNC chuẩn với sản phẩm cần làm.

Khách hàng khi đầu tư máy CNC đục gỗ tại Đông Phương sẽ được đào tạo làm file mẫu CNC hoàn toàn miễn phí, được đào tạo từ cơ bản đến nâng cao tại công ty. Ngoài ra, CNC Đông Phương có sẵn kho mẫu đang thịnh hành hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm mẫu

Bước 2: Đục khuôn mẫu bằng máy CNC đục gỗ

Với dòng khuôn mẫu nhôm đúc, các xưởng sử dụng gỗ công nghiệp với kích thước tiêu chuẩn 1m22 x 2m44. Vì vậy, khách hàng có thể lựa chọn cấu hình máy CNC đục gỗ 1325-1 hoặc máy CNC đục gỗ 3025-2z-2 tại CNC Đông Phương.

Với dòng máy CNC đục gỗ 1325-1, máy có thể đục được tấm gỗ công nghiệp tiêu chuẩn 1m22 x 2m44.

Còn với dòng máy CNC đục gỗ 3025-2z-2 có thể đồng thời cùng lúc đục 2 sản phẩm trên 2 tấm gỗ công nghiệp tiêu chuẩn 1m22 x 2m44. Máy với hệ thống hai trục Z giúp đục đối vế sản phẩm linh hoạt trên cùng một lần chạy.

Cả hai dòng máy CNC đục gỗ này tại Đông Phương đều sử dụng củ đục công suất lớn 3.2kw tiện dụng cho xưởng có thể vừa chạm khắc, vừa cắt.

Công đoạn chạm khắc được đánh giá cực kỳ quan trọng, đòi hỏi người thợ phải linh hoạt chuẩn từng kích thước chi tiết trên mẫu khuôn. Nhưng với công nghệ máy CNC đục gỗ, chỉ cần một với thao tác người vận hành có thể tạo ra khuôn mẫu với độ sắc nét cao.

Bước 3: Xử lý khuôn mẫu tạo độ bóng

Sau khi máy CNC đã đục xong khuôn mẫu, đội ngũ thợ sẽ sử dụng giấy nhám để chà vào bề mặt mãu nhằm tạo nên độ bóng, đảm bảo mẫu đúc được láng minh, sao cho các chi tiết, hoa văn trên khuôn mẫu phaari có độ sắc nét, rõ ràng và thật chính xác, tinh tế nhất.

Bởi sản phẩm cho ra chính là bản sao chép 100% từ chính khuôn mẫu gỗ này. Vậy nên, công đoạn này quyết định sản phẩm có được sự hoàn hảo tuyệt đối không.

Bước 4: Chuẩn bị khuôn để đúc

Khách hàng có thể sử dụng khuôn bằng cát, đất hoặc thạch cao.

Khuôn mẫu gỗ đã được làm trước đó, sẽ nén và ép lên nền cát. Mọi hoa văn trang trí trên mẫu gỗ sẽ được hằn lên nền cát. Đồng thời vị trí để đổ nhôm lỏng, lỗ thoát nhôm dư thừa, lỗ thông hơi thoát khí cũng được thiết kế một cách hợp lý tỉ mỉ và khoa học, đảm bảo sao cho dòng chảy của nhôm lỏng sẽ được chảy đều và đầy vào mọi khoang rỗng.

Bước 5: Công đoạn nấu nhôm lỏng để tiến hành đúc

Sau khi đã chuẩn bị xong khuôn cát, người ta sẽ tiến hành nấu hợp kim nhôm để đổ vào khuôn. Nhôm được sử dụng có tỷ lệ khoảng 90% nguyên chất và khoảng 10% các nguyên tố khá như mangan nhằm tạo độ cứng, tăng độ chịu lực cho cánh cổng.

Bước 6: Công Đoạn làm nguội

Sau khi thành phầm đã được nguội, người thợ sẽ bắt đầu rã cát ra để lấy thành phẩm. Lúc này, sản phẩm mới chỉ đạt khoảng 95% về độ sắc sảo trong mọi góc cạnh, hoa văn.

Sản phẩm sẽ có vài khuyết điểm nhỏ. Chính vì thế, sản phẩm cần phải trải qua công đoạn cắt bỏ phần thừ, mài và đánh bóng.

Với cách làm cổng nhôm đúc cổng biệt thự, thì đây gọi là công đoạn làm nguội. Công đoạn được thực hiện kỹ càng, tỉ mỉ sao cho sản phẩm đúc ra phải có bề mặt nhẵn bóng, hoa văn phải sắc nét rõ ràng. Những người thợ lành nghề, khéo léo và phải dành nhiều thời gian, công sức để trau chuốt cho sản phẩm. Vì những điều này sẽ quyết định trực tiếp đến tính thẩm mỹ của chiếc cổng nhôm.

Bước 7: Phun sơn cao cấp

Sau khi sản phẩm được làm nguội, công nhôm sẽ được chuyên qua công đoạn sơn. Hiện nay, công nghệ sơn được áp dụng nhiều nhất là phun sơn tĩnh điện. Ở một số đơn vị áp dụng phun 6 lớp sơn cùng với bột nhữ đồng.

Cuối cùng là đóng gói sản phẩm sẵn sàng di chuyển đến công trình của khách hàng.

Khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA ĐÔNG PHƯƠNG HÀ NỘI
☎ Hotline: 𝟬𝟵𝟴𝟭 𝟲𝟵 𝟵𝟵 𝟴𝟵 – 𝟬𝟵𝟲𝟲 𝟵𝟵 𝟴𝟴 𝟵𝟴
🏭 Địa chỉ: KCN Phố Nối A – Giai Phạm – Yên Mỹ – Hưng Yên
🏭 Chi nhánh Đồng Nai: 154/55 Khu Phố 12 -Hố Nai – Biên Hòa – Đồng Nai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *