Loại gỗ sử dụng trong thiết kế nội thất hiện nay!

Gỗ là chất liệu phổ biến trong sản xuất nội thất. Với nhiều giá thành và chất liệu gỗ khác nhau.Bởi tính bền đẹp, mang vẻ sang trọng và tiện ích nên được nhiều người lựa chọn. Vẻ đẹp của gỗ sẽ giúp không gian ngôi nhà, văn phòng, nơi bán hàng của bạn đa dạng vẻ đẹp và sang trọng theo phong cách thiết kế bạn chọn. Hai nhóm gỗ được sử dụng nhiều hiện nay: Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.

 

I.GỖ TỰ NHIÊN

Để hiểu hơn về các loại gỗ ta nên tìm hiểu đặc điểm, ưu nhược điểm của từng loại.

1.Ưu và nhược điểm của gỗ tự nhiên

 Ưu điểm của gỗ tự nhiên

  • Sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên cứng cáp và chế tác được nhiều kiểu dáng, không bị ăn mòn, ít bị hỏng trong môi trường ẩm ướt.

  • Chất liệu gỗ dẻo dai, liên kết chắc chắn nên chịu được sự va đập và dễ uốn nắn trong việc tạo hình.

Nhược điểm của gỗ tự nhiên

Đại đa số các loại gỗ tự nhiên đều có nhược điểm là co giãn, biến dạng.  Đó là lý do khiến các sản phẩm nội thất làm bằng gỗ sau một thời gian ngắn sử dụng có hiện tượng cong vênh, co ngót, nứt nẻ,…Để khắc phục điểm nhược điểm này, gỗ cần phải được tẩm sấy trước khi đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần lựa chọn không gian sử dụng phù hợp với tính chất của gỗ.

>>>>>>.Xem thêm: Chỉ cần bỏ ra 10 triệu đến 20 triệu đồng để đặt cọc máy CNC Đông Phương

2.Gỗ óc chó

Gỗ óc chó là loại gỗ được ưu thích nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, loại gỗ này chỉ có thể trồng được ở các vùng có thể ở các vùng có khí hậu ôn đới như Bắc Mỹ và Châu Âu. Màu sắc của gỗ có màu nâu sậm từ tâm của gỗ rồi nhạt dần về các vòng gỗ bên ngoài. Các đường nét của gỗ cũng rất đẹp với các vòng xoắn nổi bật, đôi khi vân gỗ lại là các đường vân lượn sóng uyển chuyển. Do được nhập khẩu từ các nước Châu Âu nên gỗ đã được tẩm sấy bằng các công nghệ tiên tiến nhất trước, vì vậy loại gỗ này có thể tránh được các điểm yếu như cong vênh, rạn nứt. Tuy nhiên, loại gỗ này lại có giá thành khá cao

3.Gỗ sồi

Gỗ sồi đang là loại gỗ phổ biến được sử dụng trên thị trường Việt Nam. Với nguồn gốc đa dạng và có rất nhiều tại các cánh rừng từ các nước như Mỹ và Châu Âu giúp cho nguồn nguyên liệu trở nên dồi dào. Gỗ sồi được chia làm 2 loại chính là sồi đỏ và sồi trắng hay là gỗ sồi Mỹ, sồi Nga. Các kiến trúc sư thường sử dụng gỗ sồi trong các vật dụng như giường, tủ, bàn ghế.. Nhằm tạo ra một không gian có độ sáng tự nhiên, ấm cúng. Đặc biệt, với khả năng chống thấm, chống nước từ trong cấu trúc, gỗ sồi trắng còn được ưu tiên sử dụng để làm các đồ vật trong hầm rượu và nhà tắm. Nhưng gỗ sồi lại có một nhược điểm là hay phản ứng với các đinh vít bằng sắt nên khiến cho các đồ vật nhanh hỏng. Để giải quyết nhược điểm này chúng ta có thể sử dụng các đinh vít mạ kẽm và không sử dụng đinh vít ở các điểm kết nối quan trọng

3.Gỗ phủ Veneer

Gỗ phủ Veneer là một lớp gỗ tự nhiên mỏng, được sử dụng làm bề mặt của sản phẩm gỗ. Gỗ Veneer được sản xuất từ việc cắt lát mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi hoặc gỗ xoan đào. Nên bề mặt của gỗ veneer rất đẹp và tự nhiên. Các lớp gỗ bên trong tạo độ dày thì có thể dùng gỗ công nghiệp cho kinh tế. Khi gia công sản phẩm đồ gỗ, thợ thường gọi luôn gỗ sử dụng là gỗ veneer. Trong đó bao gồm cả gỗ công nghiệp được phủ bề mặt Veneer. Loại gỗ này có ưu điểm là dễ gia công nên có thể sử dụng được cho các công trình khó với vân gỗ tự nhiên đẹp. Tuy  nhiên, do bề mặt gỗ tự nhiên bên ngoài mỏng nên khi sử dụng được một thời gian, mặt gỗ dễ bị bong tróc, trầy xước.

II.GỖ CÔNG NGHIỆP

1.Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp

Ưu điểm

– Giá thành: Việc gia công gỗ công nghiệp đơn giản, chi phí nhân công ít, không cần tẩm sấy nên giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên

– Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có ưu điểm là không cong vênh, không co ngót nên có thể dùng để thiết kế và thi công một cách thoải mái, tự do.

– Thời gian thi công sản xuất nhanh: Do gỗ công nghiệp thường được sản xuất hàng loạt với các phôi có sẵn nên khi thi công các thợ chỉ việc cắt ghép vào với nhau giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian

– Phù hợp với phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.

Nhược điểm: Độ bền, độ dẻo dai kém hơn gỗ tự nhiên nên có thời gian sử dụng ngắn

2. Gỗ công nghiệp MFC

MFC là loại gỗ công nghiệp với các ván dăm với bên ngoài được phủ Melamine. Nguyên liệu chính của gỗ này là từ các cây công nghiệp ngắn ngày như keo, cao su.. được nghiền ra thành các dăm nhỏ. Do có thể lựa chọn và thay đổi bề mặt nên màu sắc của loại gỗ này rất phong phú, đầy đủ thể loại, màu sắc khác nhau. Giá cả của loại gỗ này cũng rất phù hợp vì được sản xuất hàng loạt bằng máy với độ cạnh tranh cao. Tuy nhiên, với khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam, sản phẩm thường chỉ có độ bền chỉ từ 10-15 năm. Bề mặt sau khi dùng một thời gian thì dễ bị bong tróc.

3. Gỗ công nghiệp MDF

MDF là loại gỗ công nghiệp với phần lõi là các sợi gỗ nhỏ sau khi được nghiền từ các nhánh cây và gỗ vụn. Sau khi các sợi gỗ được làm sạch, chúng sẽ được trộn với các loại keo dán đặc biệt để tạo ra ván gỗ với kích thước khác nhau như 3 ly, 6 ly, 9 ly và tính năng khác nhau như chịu nhiệt, chống nước… Bên ngoài mặt gỗ được bọc bởi melamine hoặc veneer. MDF có độ bám sơn cao nên có thể tự do phối hợp, sơn các màu sắc khác nhau. Có khả năng chống cong vênh, co ngót, rạn nứt. Nhưng nhược điểm của MDF lại sinh ra từ chính cấu trúc của nó. Với các sợi gỗ nhỏ khiến cho độ cứng của tấm gỗ không cao, dễ bị vỡ ở các góc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể chạm trổ  được như gỗ tự nhiên. Ngược lại, gỗ lại có giá thành rẻ hơn hơn với gỗ tự nhiên.

4. Gỗ HDF

Nguyên liệu sản xuất gỗ HDF được lấy từ gỗ tự nhiên nguyên khối. Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp đã được sấy khô và tẩm hóa chất chống mối mọt. Do đó khi sử dụng gỗ không bị cong vênh khi chịu lực lớn. Đặc biệt, gỗ có khả năng cách âm, cách nhiệt khá tốt nên thường được ứng dụng làm nội thất trong phòng ngủ, tủ bếp,….

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA ĐÔNG PHƯƠNG HÀ NỘI
☎ Hotline: 𝟬𝟵𝟴𝟭 𝟲𝟵 𝟵𝟵 𝟴𝟵-𝟬𝟵𝟲𝟲 𝟵𝟵 𝟴𝟴 𝟵𝟴

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *